Giá heo hơi miền Bắc ở các địa phương gồm: Yên Bái,áheohơihômnayDịchbệnhđedọangườichănnuôinhỏlẻclip linh miu Hưng Yên, Phú Thọ, Thái Bình, Hà Nam và Hà Nội là 53.000 đồng và 52.000 đồng/kg ở các tỉnh thành còn lại.
Khu vực miền Trung và Tây nguyên, mức 51.000 đồng/kg ghi nhận tại các địa phương như Nghệ An, Hà Tĩnh, Đắk Lắk và Ninh Thuận. Các tỉnh thành còn lại không có diễn biến mới, phổ biến từ 52.000 - 53.000 đồng/kg.
Tại miền Nam, Cà Mau vẫn là địa phương có giá heo cao nhất cả nước với 54.000 đồng/kg. Các tỉnh, thành còn lại duy trì thu mua với giá 50.000 - 53.000 đồng/kg.
Giá heo hơi bình quân cả nước là 52.100 đồng/kg; thị trường Trung Quốc 51.200 đồng/kg.
Tại TP.HCM, lượng heo về nhà máy trong ngày cuối tuần tăng lên trên 5.500 con. Giá heo mảnh tại chợ đầu mối thời điểm đầu buổi chợ khoảng 70.000 đồng/kg, cuối chợ giảm còn 60.000 đồng/kg. Giá thịt heo ở các hệ thống phân phối và chợ truyền thống ổn định; cụ thể, thịt ba rọi 105.000 đồng/kg, sườn non từ 140.000 đồng/kg, sườn già 91.000 đồng/kg, nạc vai và đùi khoảng 97.000 đồng/kg, chân giò rút xương 100.000 đồng/kg…
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong tháng 10 dịch tả heo châu Phi đã phát sinh 55 ổ dịch tại 21 tỉnh, thành phố. Tổng số heo bị tiêu hủy là 813 con. Hiện nay, cả nước có 115 ổ dịch thuộc 62 huyện của 24 tỉnh chưa qua 21 ngày.
Trong tháng 10, giá heo hơi trong xu hướng giảm trên cả nước. Trong khi đó, chi phí phòng dịch tăng cao, giá thức ăn chăn nuôi giảm chưa đáng kể nên các cơ sở chăn nuôi gặp khó khăn. Nếu dịch bệnh gia tăng, giá heo tiếp tục giảm thì người chăn nuôi khu vực nhỏ lẻ sẽ hạn chế đầu tư tái đàn, nghỉ nuôi. Khu vực trang trại và doanh nghiệp có thể vẫn giữ ổn định quy mô chăn nuôi vì những ưu thế do quy trình sản xuất khép kín, chi phí chăn nuôi thấp hơn, cơ chế phòng chống dịch bệnh tốt.